Né tránh tiền bạc – Sai lầm khiến GV Yoga khó thảnh thơi với nghề

Ngày xưa tôi từng rất ngại khi thu phí từ học viên, phải nhờ người khác thu dùm, như là đại diện lớp, đại diện CLB. Trong khi cuối cùng tiền tôi vẫn lấy, học viên vẫn đóng.
Hồi bé tôi tin rằng tiền là xấu xa, tiêu xài tiền, giàu có là người xấu. Sau này làm nghề Yoga, đi theo con đường tâm linh, lại càng né tránh, cho rằng tiền là lòng tham. Phải phụng sự, cho đi miễn phí mới là tốt.
HLV Yoga
HLV Yoga, đặc biệt những người theo hướng tu dưỡng, chuyển hóa thân – tâm, rất nhiều người đã, đang gặp vấn đề này. Né tránh, ngại ngần khi nhắc đến tiền. Ngược lại không có tiền, thu phí quá thấp so với công sức, giá trị mình bỏ ra, thì lại không đủ sống, đành phải mài mòn sức khỏe, dạy thật nhiều để mong có thêm thu nhập.
Nếu bạn cũng như tôi ngày trước, cho rằng tiền là xấu xa, có thể nên xem lại chăng
– Bản chất tiền là xấu hay tốt, hay chính cách ta sử dụng tiền mới tạo nên ý nghĩa này?
– Có thật sự cho đi MIỄN PHÍ là tốt (cho học viên) không?
– Nếu bạn quá chật vật cơm áo gạo tiền, bạn có thể duy trì năng lượng bình an trong thời gian dài để sống với nghề không?
Xóa bỏ những định kiến sai lầm về tiền bạc. Đưa nó trở về TÍNH KHÔNG. Rõ ràng, tích cực như chính công việc bạn đang làm. Khi đó bạn sẽ:
– Không còn ngại ngùng mỗi khi nói về học phí
– Dám đặt mức phí xứng đáng với giá trị
– Không bám chấp, sẵn sàng cho đi miễn phí khi phù hợp
– Không cần bán sức quá nhiều để thu về mức phí không xứng đáng
– Có thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn đảm bảo tài chính và sức khỏe
*Có cách nào đơn giản có thể giúp tôi bước đầu xây dựng lại những niềm tin đúng đắn về tiền?*
1. Viết ra tất cả những niềm tin hiện tại, giới hạn và tiêu cực của bạn về tiền bạc
2. Tìm ra nguyên nhân sâu xa bạn có những niềm tin đó (tuổi thơ, những người bên cạnh, những kỷ niệm, biến cố,…)
3. Tìm ra một ý nghĩa (thông điệp) tích cực của nguyên nhân đó
4. Viết lại những niềm tin mới, tích cực hơn về tiền bạc và lặp lại chúng mỗi ngày.
Suy cho cùng tiền cũng như thức ăn, đều là phương tiện sống, phương tiện hoàn thành điều bạn muốn trong đời. Chỉ là, bao nhiêu là đủ, cái gì là cần thiết, cái gì là lòng tham.
Thế là được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *